Nữ sinh nguyễn nhật ánh

     

Được ra mắt lần đầu vào năm 2008, truyện dài Nữ Sinh là phần truyện mở đầu cho bộ truyện về ba cô gái Thục, Xuyến và Cúc Hương. Tác phẩm này mang đến góc nhìn về cuộc sống của những cô cậu học trò nơi đô thị sầm uất Hồ Chí Minh. Giọng kể nhẹ nhàng mà lôi cuốn, cách sắp đặt tình huống hợp lí và bất ngờ và nội dung ý nghĩa chính là những lời khen nên dành tặng cho nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong tác phẩm này.

Bạn đang xem: Nữ sinh nguyễn nhật ánh

*

Mua tại TikiMua tại FahasaMua tại Shopee

Gặp gỡ bộ ba Xuyến, Thục, Cúc Hương thông minh, tinh nghịch

Không còn là câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất của một chàng trai thành phố tuổi mới lớn về quê chơi dịp nghỉ hè, để rồi nhận ra rằng tuổi thơ của mình đã khép lại ở nơi ấy, và hành trang ngày trở lại thành phố là một tâm hồn với nhiều thay đổi và suy nghĩ phức tạp. Lần này, Nhà vănNguyễn Nhật Ánh mang đến rất nhiều thứ mới lạ: bối cảnh trong tác phẩm là thành phố Hồ Chí Minh nhộn nhịp, náo nhiệt và cả nhân vật chính, không chỉ một mà là những ba cô gái Xuyến, Thục và Cúc Hương.

Bộ ba thông minh, hài hước, mang những nét riêng của con gái thành phố như có phần mạnh dạn và nghịch ngợm hơn nhiều so với những nhân vật nữ hiền lành, nhu mì khác trong thế giới của bác Ánh. Nhiều phen người đọc bất ngờ và thích thú vì cách ứng xử phóng khoáng, không nể nang ai của cả ba cô gái, đặc biệt là Xuyến và Cúc Hương, khiến nhiều lần lẫn anh chàng tuổi ngựa Gia và cả cậu học sinh cá biệt Hùng quăn phải toát mồ hôi hột. Mặc dù nghịch phá là vậy nhưng tích cách chân thành, thật thà và tích cực của cả ba đã nhanh chóng lấy được tình cảm quý mến của mọi người, kể cả những người “được” họ trêu chọc, phá phách như anh Gia và Phán củi.

Mỗi người một tính cách, một sở trường khác nhau tuy nhiên luôn có một sợi dây gắn kết bền chặt nhất tình bạn của họ. Mặc dù tinh nghịch nhưng ba cô gái đều khiến người ta nể phục khi người con ngoan, những học sinh xuất sắc trong lớp và đều là những người bạn tốt. Thục ít nói nhất hội, giỏi văn; Cúc Hương có tài quan sát là “cây toán” của lớp, ăn nói sắc sảo, còn lớp trưởng xuyến là người giỏi lãnh đạo, đồng thời học đều tất cả các môn.

*

Mua tại TikiMua tại FahasaMua tại Shopee

Tuổi học trò với những mối quan hệ, tình cảm đáng trân trọng

17 tuổi, tuổi dậy thì. Cái tuổi mà trí óc ta như một chiếc tủ đựng đồ lộn xộn, chứa mọi thứ trên đời, có thứ đáng nhẽ ở ngăn “gia đình” thì chẳng hiểu sao lại ở ngăn bạn bè, còn đồ đạc trong ngăn “tình cảm nam nữ” thì lại nhiều đến mức lấn sang cả ngăn “học tập”. Mọi thứ cứ rối tung rối mù hết cả lên, khiến chúng ta khó mà phân chia rõ ràng mọi thứ.

Cũng chính trong tuổi này con người ta khám phá ra một thứ tình cảm mới mà trong suốt 17 năm về trước ta chưa từng trải qua, chính là tình cảm trên mức tình bạn với bạn khác giới. Điều này mang đến vô vàn xúc cảm hỗn tạp, tựa như những nốt cao nốt trầm của bản hòa tấu mang tên “thanh xuân”. Khi bước vào lưới tình, cũng chính là ta đã bước vào một bùng binh của chính tâm hồn mình với nhiều ngã rẽ mang tên các trạng thái như ngại ngùng, vui sướng, bồn chồn, buồn rầu, … Ta phải đi hết tất cả những ngã rẽ ấy để khám phá chính bản thân mình. Thậm chí, đôi khi trong một thời điểm nào đó ta còn đi xa đến mức chệch hướng khỏi con đường mà lúc đầu mình hướng đến.

Xem thêm: Bật Mí Top Những Trung Vệ Xuất Sắc Nhất Thế Giới Hiện Nay, Top 10 Trung Vệ Xuất Sắc Nhất Thế Giới Năm 2021

Cũng giống như anh chàng Hùng quăn trong chuyện, một phần vì hoàn cảnh gia đình, một phần vì mối tình dành cho Cúc Hương không được đáp trả, anh đâm ra quẫn chí, trở thành một người hoàn toàn khác với chính mình ngày xưa: ngổ ngáo, phá phách và ăn chơi lêu lổng. Áp lực từ phía gia đình, bạn bè, thầy cô có ảnh hưởng lớn, thậm chí là có thể phá hủy tâm hồn một cô cậu học trò mới lớn. Câu chuyện được đẩy lên cao trào khi viên gạch trong tay Hùng quăn bay thẳng vào đầu thầy giáo Gia, vì cậu ta tưởng rằng thầy đó chính là nguyên nhân khiến Cúc Hương từ chối tình cảm của mình. Chính tại thời điểm này, tất cả mọi người đều giật mình tự hỏi: điều gì khiến một học sinh hành xử hung bạo như vậy?

Trái ngược với tình cảm mãnh liệt, quá khích và thậm chí là có phần thô bạo của Hùng quăn dành cho bạn thân mình, tình cảm của Thục dành cho Gia, người mà mãi sau này cả bọn mới biết đó là thầy giáo của mình lại hình thành và tiến triển lặng thầm, nhẹ nhàng và khó để khám phá ra được. Có lẽ chính Thục cũng không chắc về tình cảm này của mình, chỉ cho đến khi Cúc Hương hỏi thầy về chuyện hai chiếc gối, khi ấy gương mặt cô đỏ bừng lên và như chực trào ra nước mắt thì chính Thục và tất cả mọi người mới sửng sốt nhận ra rằng mối tình lặng thầm này đã nở rộ thì bao giờ. Thục vốn ít nói, nên tình cảm của cô cũng chẳng có đất để phô bày, nó như một bông hoa nhài, không rực rỡ sắc màu, lặng lẽ lớn dần để rồi rất đỗi dịu dàng mang đến mùi hương dễ chịu.Mặc dù kết thúc như thế nào, có được đáp trả hay bị từ chối phũ phàng thì đây đều là mối tình đầu của cả hai, và vẫn sẽ mãi là điều đặc biệt mà người ta ghi nhớ cả đời. Có chăng thì cũng chỉ là do bận bịu cuộc sống sau này mà tạm thời để quên trong chiếc hộp kí ức, đợi chờ đến thời điểm thích hợp chắc chắn sẽ được mở ra một lần nữa.

Bên cạnh những mối quan hệ bạn bè, nam nữ thì tình thầy - trò cũng là một chủ đề được đề cao trong tác phẩm này. Gia - một anh chàng sinh viên trẻ nhiệt huyết, dành gần hết quỹ thời gian để tìm hiểu về học trò, trau dồi sự nghiệp cầm phấn của mình. Và tự hỏi rằng, nếu đến cuối chuyện, Hùng quăn không được thầy giáo Gia giúp đỡ thì tương lai của một học sinh từng ưu tú sẽ đi đâu về đâu. Dù là thế kỉ nào đi chăng nữa thì xã hội của chúng ta cũng rất cần những con người tràn đầy nhiệt huyết, sống với mong muốn được đóng góp, cống hiến hết mình như vậy. Nét đẹp về cả trí thức và cả lao động của Gia đã được nhà vănNguyễn Nhật Ánh ca ngợi hết mình, và cũng chính vì tâm hồn đẹp của anh đã khiến Thục thường hay” nghĩ ngợi vẩn vơ” để rổi suýt khóc khi tưởng rằng anh lấy vợ.

Nguyễn Nhật Ánh - bậc thầy gắn kết

Trong phần giới thiệu tác phẩm ta đã thấy nhà văn Trần Quốc Toàn đã từng viết:

“Gắn kết là thành công lớn nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Gắn kết giữa trang sách với cuộc đời, gắn kết thời cuộc với văn chương, gắn kết tuổi thơ đã có của ai đấy, với chính buổi xế chiều cần an ủi của người ấy. Gắn kết để tạo cảm thông và động lực phát triển.“

Những lời nhận xét trên quả là không sai. Trong xuyên suốt những tác phẩm của mình ông đều cũng đều chứng minh được khả năng gắn kết tuyệt diệu ấy, cả là khi ông gắn kết từng tình tiết bất ngờ, tưởng chừng không hề liên quan, xâu chuỗi nó thành câu chuyện, một tác phẩm của mình, với nhiều gam màu khác nhau mà tổng thể rất vừa mắt. Chính vì vậy mà tác phẩm của ông luôn mang đến những điều lí thú, lôi cuốn người đọc đi trang này sang trang khác. Như trong Nữ sinh, nhà văn đã khéo léo đặt một tấm màn phủ lên thân phận Gia, để phải đến cuối cùng khi nhà trường thông báo đó là thầy giáo của cả ba cô gái và hùng quăn thì người đọc khi ấy mới có dịp ồ lên một cách khoái chí.

Bên cạnh những tình huống bất ngờ, là điểm nhấn cho cả câu chuyện thì xuyên suốt các tác phẩm ta đều thấy được một chất văn mộc mạc, nhẹ nhàng và rất đỗi giản dị, rất” Nguyễn Nhật Ánh” đề cho tất cả mọi người, từ người trẻ hay già, phụ nữ hay đàn ông, đã đi làm hay còn ngồi trên ghế nhà trường đều có thể hòa mình vào dòng chảy của câu chuyện, để theo chân ba cô gái Thục, Xuyến và Cúc Hương đi khám phá chân trời thanh xuân. Điều này đã khơi gợi được những cảm xúc bồi hồi, xúc động từ đáy lòng của cả những bạn đọc khó tính nhất.

Nữ sinhlà dòng phù sa bồi đắp tâm hồn những mọi người thêm màu mỡ, trù phú. Nhẹ nhàng, giàu tình cảm và bài học ý nghĩa là ba đặc điểm ngắn gọn nhất để đanh giá về tác phẩm này, đây là tác phẩm không- nên- bỏ- lỡ với những ai đang muốn tìm về tuổi trẻ của mình.