Tọa sơn quan hổ đấu

     

Một cựu cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ từng khuyên nước này nên"toạ sơn quan hổ đấu", từ xa đứng nhìn Trung Quốc và Ấn Độ đấu nhau đếnmệt nhừ.

Bạn đang xem: Tọa sơn quan hổ đấu


*
Một cựu cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ từng khuyên nước này nên"toạ sơn quan hổ đấu", từ xa đứng nhìn Trung Quốc và Ấn Độ đấu nhau đếnmệt nhừ trong khi Washington đứng ngoài và tiết kiệm sức mạnh của mình.

Yếu tố then chốt đang thay đổi cục diện trò chơi của các quốc gia khuvực Châu Á - Thái Bình Dương là gì? Dựa theo những quan điểm có ảnhhưởng nhất trên các phương tiện truyền thông thì câu trả lời có vẻ là sựtrỗi dậy của Trung Quốc.

Tuy bề ngoài hiển nhiên là vậy, song đây lại là câu trả lời sai. Dùsự trỗi dậy của Trung Quốc đang gây ra những thay đổi lớn nhất về lượngtrong cục diện an ninh Châu Á - Thái Bình Dương, việc Trung Quốc chuyểnhướng ra biển mới là bước phát triển có tầm quan trọng nhất về chất.

Trung Quốc đã vươn lên đứng đầu châu Á nhiều lần trong quá khứ, nhưngviệc nước này chuyển hướng chiến lược sang phía biển trong thời giangần đây thì chưa từng có tiền lệ. Nếu quả thực tương lai là do quá khứđịnh đoạt, thì sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ không thực sự ảnh hưởng đếnưu thế tuyệt đối về hải quân của Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương, vàsự tranh giành bá quyền giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ không xảy ra.Quan điểm này chính là cốt lõi của chiến lược "cân bằng ngoài khơi" (offshore balancing- đứng từ xa giữ cân bằng quyền lực trong một khu vực mà không canthiệp trực tiếp vào khu vực đó) đang thịnh hành tại nước Mỹ ngày nay vàđược nhiều người cho là chiến lược lớn mà Tổng thống Barack Obama đangtheo đuổi.

Cứ theo như quan điểm này thì vì Trung Quốc là cường quốc lục địa nênsự trỗi dậy của nước này sẽ khiến nó trở thành một con voi khổng lồ.Trong khi đó, nước Mỹ, với tư cách một cường quốc biển, lại giống nhưmột con cá voi lớn. Dù cả hai đều rất mạnh, nhưng mỗi bên chỉ mạnh tronglãnh địa riêng của mình, và không bên nào có đủ khả năng vật chất hay ýchí chính trị để định đoạt tình hình trong lãnh địa của bên kia. Từ đâysuy ra, nếu Washington chấp nhận ưu thế của Bắc Kinh trên lục địa châuÁ, thì Mỹ có thể tránh được một cuộc xung đột không cần thiết với TrungQuốc trong khi vẫn duy trì vai trò chi phối của mình ở khu vực hải dươngcủa châu Á.

TQ ngày càng thể hiện tham vọng bành trướng biển. Ảnh trong bài: tàu TQ phun vòi rồng vào tàu VN. Ảnh: Hoàng Sang

Một người ủng hộ mạnh mẽ quan điểm này là cựu Cố vấn An ninh Quốc giaHoa Kỳ Zbigniew Brzezinski. Brzezinski cũng là người cổ vũ cho kháiniệm về một nhóm G-2 gồm Mỹ và Trung Quốc.Có tin cho rằng ông đã mang ýtưởng này sang đề xuất với Trung Quốc trong tư cách phái viên khôngchính thức của Obama chỉ vài ngày trước khi Obama nhậm chức tổng thống.Trong cuốn sách Tầm nhìn Chiến lược: Nước Mỹ và Cuộc Khủng hoảng Quyền lực Toàn cầu (Strategic Vision: America and the Crisis of Global Power),Brzezinski cho rằng cuộc tranh giành quyền lực tối cao ở châu Á sẽkhông diễn ra giữa con cá voi Mỹ và con voi Trung Quốc, mà giữa hai convoi châu Á với nhau là Trung Quốc và Ấn Độ.

Do cường quốc biển có những hạn chế cố hữu trong một cuộc tranh đuatrên đất liền như vậy, ông ta khuyên nước Mỹ nên đứng bên ngoài và khôngliên kết chiến lược với Ấn Độ để tránh bị lôi kéo vào một cam kết quantrọng trên đất liền. Cách tiếp cận giữ khoảng cách như vậy sẽ khiến Mỹtrở thành tác nhân cân bằng ngoài khơi theo đúng nghĩa, có thể tuỳ cơ màủng hộ nước này chống lại nước kia, hoặc "toạ sơn quan hổ đấu" từ xađứng nhìn Trung Quốc và Ấn Độ đấu nhau đến mệt nhừ trong khi Washingtonđứng ngoài và tiết kiệm sức mạnh của mình.

Xem thêm: Mặt Nạ Ánh Sáng Trị Mụn Neutrogena Light Therapy Acne Mask

Chiến lược khôn khéo như vậy quả là hấp dẫn trong thời đại mà sự kiệmsức được ưu tiên, và nếu để trực giác quyết định thì đây sẽ là lựa chọnsố một của một nước Mỹ đã mệt mỏi với những cuộc can thiệp ở hải ngoại.Thế nhưng, ý tưởng cốt lõi của chiến lược này lại dựa trên một cáchhiểu sai lầm về các xu hướng địa chính trị trong thế kỷ vừa qua.

Quá trình công nghiệp hóa và toàn cầu hóa đã chuyển "trái tim" kinhtế châu Á từ đất liền sang vùng biển. Cùng với xu hướng này, Trung Quốckhông còn là một đế chế tự cung tự cấp của ngày trước nữa; nền kinh tếcủa Trung Quốc ngày nay đang lệ thuộc vào các tuyến đường buôn bán trêncác biển Đông Á. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc ngày càngtin tưởng rằng để đoạt ngôi vị bá chủ châu Á thì trước hết phải làm chủđược vùng biển của khu vực này.

Hiểu được điều này, ta sẽ lý giải được vì sao Trung Quốc gần đây đãcó những động thái như tăng cường tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngưvới Nhật Bản và thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biểnHoa Đông, cưỡng đoạt bãi cạn Scarborough từ Philippines, đơn phương hạđặt một giàn khoan dầu trị giá 1 tỷ USD tại vùng biển thuộc vùng đặcquyền kinh tế của Việt Nam, xây dựng những căn cứ quân sự lớn trên nhữngnơi vốn là đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa và thường xuyên quấy nhiễucác tàu hải quân Mỹ hoạt động trên biển Đông.

(Còn nữa)

Lê Hoàng Giang (dịch)

*Bài được đăng theo Nghiencuuquocte.net, tiêu đề do Tuần Việt Nam đặt. Tác giả bài viết, Tiến sĩ Alexander L. Vuving là Phó Giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á - Thái Bình Dương tại Honolulu, Hoa Kỳ.


TQ: Ẩn số Tân Cương và chính sách "chuyển lửa ra ngoài"

Một trong những lý giải gần đây cho chính sách của Trung Quốc tại biển Đông là mục tiêu "chuyển lửa ra ngoài", trong số đó có câu chuyện Tân Cương.

TQ không có bằng chứng thuyết phục về Hoàng Sa

"Tôi chưa bắt gặp bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào cho thấy Trung Quốc có quan tâm đến quần đảo Hoàng Sa từ trước năm 1909".

Phía sau đường "lưỡi bò" hoang đường

Một nhà nghiên cứu nguyên là một vị tướng làm tùy viên quốc phòng Pháp tại TQ trong thời gian dài, đã phân tích về đường lưỡi bò 10 đoạn mới đây của TQ.

Trung Quốc muốn thách thức trật tự thế giới

Trung Quốc muốn thách thức trật tự thế giới, mà rõ ràng nhất lànguyên tắcbình đẳng vềchủ quyềngiữa cácquốc gia.

TQ tạo "thiên thời" cho Nhật Bản phòng vệ tập thể

Những hành vi nhằm đơn phương áp đặt chủ quyền biển đảo phục vụ mục tiêu bành trướng của TQ đã vô hình trung tạo "thiên thời" cho Nhật Bản.